Chọn ngôn ngữ: View in English
Cuộc xung đột giữa Mỹ và Việt Nam
Nỗ lực của Pháp để duy trì một chế độ thực dân ở Việt Nam kết thúc khi quân đội Pháp bị đánh thảm bại tại Chiến dịch Điện Biên Phủ vào tháng 5 năm 1954. Lực lượng quân sự Pháp lúc bấy giờ gồm một số lớn phụ lực quân bản xứ và lính Lê Dương, trong số đó nhiều người đã từng thuộc nhóm hiến binh SS của Phát xít Đức.
Tù binh Pháp bị bắt trong cuộc chiến tranh Đông Dương đến Hà Nội ngày 25 tháng 8 năm 1954, sau khi được bộ đội Việt Minh giải thả. Những người lính này được phóng thích trong cuộc trao trả tù binh tại Việt Trị, rồi được trở bằng thuyền dọc Sông Hồng đến thủ đô Hà Nội để rút lui về nước.(AP Photo)
Trong hội nghị họp tại Ge-ne-vơ sau chiến dịch Điện Biên Phủ, với tư cách là phía thắng trận, Việt Minh đáng lẽ đang nằm trên một vị trí cương quyết hơn trong cuộc đàm phán để lập lại hòa bình. Song, vì những người cầm quyền Mỹ nhận định rằng thế giới đã biến thành một chiến trường giữa các phe thân Cộng và chống Cộng, họ công khai tuyên bố sẽ tìm cách ngăn cản toàn quốc Việt Nam đều rơi hết vào chính quyền Cộng Sản của Hồ Chi Minh.
Việc Hoa Kỳ đe dọa dùng vũ lực can thiệp Việt Nam như bóng mây bay lơ lửng trên bầu trời suốt kỳ họp tại Ge-ne-vơ. Thấy vậy, Liên Xô và Trung Quốc gây sức ép cho Việt Nam thỏa thuận với Mỹ, để dựng nên một quốc gia ở miền Nam Việt Nam không theo Chủ Nghĩa Cộng Sản.
Thấy không còn giải pháp nào khác, Việt Minh miễn cưỡng chấp nhận sự chia cắt của đất nước dọc theo Vĩ Tuyến 17. Dĩ nhiên theo Hiệp Định Ge-ne-vơ, thì hai miền Nam Bắc sẽ tiến hành tổng tuyển cử vào năm 1956 để giải quyết vấn đề thống nhất nước nhà, và đó chính là điều những người Việt Minh mong đợi ở Hiệp Định mà họ ký.
Sau khi hai miền bị chia cắt, gần một triệu người di cư vào Nam để tránh sự cai quản của chính quyền cộng sản của Hồ Chí Minh. Để góp phần khuyến khích di cư, chính phủ Mỹ lan tin tiêu cực về những nguy hiểm sống dưới chế độ cộng sản, đồng thời tạo điều kiện cung cấp phương tiện vận tải cho những ai muốn rời khỏi miền Bắc.
Số người di cư vào Nam gồm 600,000 người theo Đạo Thiên Chúa. Họ là những người chống cộng, sự có mặt của họ tại miền Nam đã góp phần củng cố nền tảng dựng nên chính quyền Ngô Đình Diệm, lúc bấy giờ vừa được Mỹ xây đắp. Diệm đã xây dựng được một lực lượng trị an với quân nhân và nhân viên cảnh sát tuyển mộ từ trong số người này.
Ngày 12 tháng 6 năm 1955, Ngô Đình Diệm, Thủ tướng của chính quyền miền Nam vừa giành được chức vụ ở Sài-gòn không bao lâu, đang chuyện trò với dân làng trong một chuyến thăm tại Bình Định, một thị trấn ven biển ở miền Nam Việt Nam. Diệm đang thắng dần trong việc đuổi Pháp ra khỏi Đông Dương, một khu vực có ý nghĩa chiến lược mà những người Cộng Sản đang khao khát giành lấy. (AP Photo/Fred Waters )
Điều đáng chú ý là, ngoài những người di cư vào Nam năm 1954 kể trên, không có cuộc di cư từ Bắc vào Nam đợt thứ hai xẩy ra. Đa số dân thường miền Bắc đã bằng lòng ở lại làm ăn. Tuy cuộc cải cách ruộng đất được thi hành ở miền Bắc sau này đã gây nhiều tổn thương cho những người thuộc thành phần giàu có trong xã hội, nhưng nó cũng mang lại một số thay đổi tiến bộ cho nhiều người khác và chính ví thế, đã phần nào giành được sự ủng hộ của dân chúng hồi bấy giờ.
Trong khi đó, theo Hiệp Định Ge-ne-vơ, khoảng 150,000 người miền Nam thuộc phía Việt Minh sẽ tập kết ra Bắc, và ở lại đó cho đến tổng tuyển cử toàn quốc được tổ chức vào năm 1956. Nhưng thực tế nhiều thành viên Việt Minh đã ở lại miền Nam, vì họ lo rằng tổng tuyển cử sẽ không được thực thi như đã hứa, mà nếu như vậy thì họ cần phải cầm súng nổi dậy đấu tranh để thống nhất đất nước.
Sự kiện quả đã diễn ra như Việt Minh dự đoán, tổng tuyển cử năm 1956 mà trước đây được hứa cuối cùng không được thi hành. Diệm, người cầm quyền ở miền Nam, không chịu thừa nhận giá trị pháp ý của những điều khoản đã hứa tại Hiệp Định Ge-ne-vơ, hoàn toàn từ chối yêu cầu về việc thực thi tổng tuyển cử ở miền Nam. Về phía nước Mỹ, thì những người cầm quyền ở Washingtơn cũng có ý cản trở việc thực thi tổng tuyển cử. Họ đổ hàng nghìn tỷ đô-la viện trợ cho chính quyền Diệm, với ý đồ biến Nam Việt Nam thành một quốc gia có đủ sức lực chống chủ nghĩa cộng sản.
Trong những năm tháng ngay sau khi Hiệp Định Ge-ne-vơ được ký kết, xung đột xẩy ra giữa chính quyền của Diệm và một mặt trận liên minh chống Diệm tại miền Nam do cộng sản đứng đầu. Liên minh này được gọi chính thức là Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng hoặc gọi tắc là NLF, nhưng đôi khi còn được gọi bằng cái tên có tính chất chê bai là “Việt Cộng”.
Lính Biệt Động của quân đội miền Nam dùng mũi dao găm trừng phạt một người nông dân miền Nam vì họ cho rằng người đó đã đưa tin giả cho quân chính phủ về hoạt động của quân du kích Cộng Sản
Với cuộc xung đột này càng ngày càng trở nên dữ dội, Mỹ đổ thêm càng nhiều Đô-la để hỗ trợ chính quyền miền nam qua các phương tiện như giup đỡ về huấn luyện quân sự và cung cấp cho vũ khí đạn dược. Nhưng, mặc dù được sự giúp đỡ như vậy, chính quyền của Diệm, cũng như những chính quyền thối nát và bất lực mà nắm được quyền lực ở miền nam sau khi Diệm bị ám sát vào năm1963, vẫn không giành được sự tin cậy của đông đảo dân chúng miền Nam, và vì thế đã tiếp tục bại trận trên chiến trường.
Vì thế, vào năm 1965, Mỹ tăng cường viện trợ bằng cách cho thủy quân lục chiến Mỹ đổ bộ vào miền Nam Việt Nam. Washington đồng thời ra lệnh cho máy bay ném bom bắn phá Hà Nội, nhằm mục đích khuyên can những người lãnh đạo miền Bắc đừng ủng hộ Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng. Đến giữa thập niên 1960, nước Mỹ đã hoàn toàn nhảy xả vào chiến trường Việt Nam.
Ảnh: “Đàn bà và trẻ em nấp trong một con kênh lầy lội tại Bao Trai, khoảng 20 dặm về phía tây Sài-gòn.
Quân đội Mỹ ở lại Việt Nam cho đến năm 1973, rồi rút quân với ý đồ giao chuyển trách nhiệm chủ yếu cho chính quyền and quân lực miền Nam để phòng chống chủ nghĩa Cộng Sản. Kế hoạch đó được gọi là “Việt Nam hóa chiến tranh”. Nhưng nó chỉ tồn tại được một thời gian rất ngắn. Khi không còn quân đội Mỹ trực tiếp tham chiến tại chiến trường, quân lực Việt Nam Cộng Hòa (ARVN – quân đội của chính quyền nam Việt Nam) giãy chết sống còn để ứng phó với quân đội miền Bắc (NVA).
Đầu xuân năm 1975, trước sự tấn công mãnh liệt của NVA, ARVN dần dần tan vỡ và vào 30 tháng 4 năm 1975, tại Sài-gòn, xe tăng NVA húc tung cánh cổng chính của Dinh độc lập, lao thẳng vào sân trong. Chiến tranh Việt Nam chính thức kết thúc, từ đó trở đi chế độ cộng sản bắt đầu được thực thi trên toàn cõi Việt Nam.
Tuy nhìn chung mà nói các nhà sử học và nhiều người khác đều nhất trí về tính chất bóc lột và những ảnh hưởng tiêu cực của chế độ thực dân Pháp ở Việt Nam, nhưng nguyên nhân gây ra cuộc chiến tranh của Mỹ tại đó thì hơi khác nhau. Mãi cho đến nay, cuộc chiến tranh Mỹ và những gì mà nó đem lại vẫn còn là một đề tài phân chia quan điểm hai cực đối lập trong dân chúng Việt Nam.
Những người cầm quyền Hoa Kỳ thời chiến cho rằng, nguyên nhân mà cuộc chiến tranh Việt Nam xẩy là vì Đảng Cộng Sản ở miền Bắc Việt Nam, một phần tử thuộc phong trào Cộng Sản quốc tế đứng đầu là những người lãnh đạo ở Mạc Tư Khoa, đã dốc sức truyền bá chủ nghĩa Cồng Sản trên phạm vi toàn thế giới nhằm mục đích áp đặt chính quyền Cổng Sản tại miền Nam Việt Nam, nơi đang có ý thành lập một quốc gia độc lập.
Quan điểm này cũng là quan điểm của đa số những người buộc phải xa rời tổ quốc sau khi Cộng Sản giành chính quyền ở miền Nam. Chính vì có quan điểm như thế, dân chúng sống ở vùng lãnh thổ dưới Vĩ Tuyến 17 cương quyết chống lại chủ nghĩa Cộng Sản và rất cần viện trợ của Mỹ để ngăn cản Hồ Chí Minh và lực lượng do ông lãnh đạo. Nhiều người tị nạn, đặc biệt là những người hiện nay định cư ở Mỹ, rất tức giận vì theo họ thì chính Mỹ là kẻ đã “vứt bỏ” họ để trốn về nước lúc mùa xuân năm 1975.
Trong khi đó, một quan điểm khác thì nhận định rằng, đa số dân chúng sống ở miền Nam, đặc biệt là những người làm ruộng nghèo khổ, lâu nay vẫn ủng hộ mặt trận chống Pháp của Việt Minh do cộng sản đứng đầu, và họ tiếp tục bày tỏ sự đồng tình của họ đối với cộng sản sau khi Pháp rút.
Khâm phục với những thành tựu đã giành được cho người nghèo trong xã hội sau cuộc chiến tranh chống Pháp, đồng thời kinh sợ bởi chế độ tàn bạo miền Nam được Mỹ bao trở, nhiều nông dân miền Nam đã vùng dậy đấu tranh bằng mọi phương tiện, nhằm lật đổ chính quyền miền Nam với kẻ đứng sau lưng là nước Mỹ, để đón tiếp một chính quyền đi theo chủ nghĩa cộng sản.
Như vậy, theo quan điểm này, thì miền Bắc vốn không có ý đồ xâm chiếm miền Nam, bởi vì những người lãnh đạo miền Bắc e rằng, nếu họ dính líu vào cuộc xung đột giữa chính quyền miền Nam do Mỹ hỗ trọ, và Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền NamViệt Nam (NLF còn được gọi là Việt Cộng), thì rất có thể tạo điều kiện để Mỹ lấy cớ tấn công Việt Nam. Như vậy, theo những người giữ quan điểm này, thì không phải gì khác, mà chính sự leo thang quân sự của Mỹ, cộng với tình hình ngày càng nguy cấp mà NLF buộc phải ứng phó, mới là nguyên nhân chủ yếu khiến Hà Nội đem quân vào miền Nam chiến đấu.
Chính vì có những quan điểm khách nhau kể trên, nhân viên chuyên mục Neo Thuyền ở Luân Đôn chúng tôi chỉ khái quát một cách vắn tắt những sự kiện diễn ra từ trước cho đến lúc xung đột Mỹ - Việt bắt đầu và trong suốt thời kỳ của cuộc xung đột đó. Chúng tôi không ủng hộ lập trường bên nào; tốt hơn hết, chúng tôi để mọi người tự quyết định lấy quan điểm của mình