Chọn ngôn ngữ: View in English
Lịch sử mối quan hệ giữa nước Anh và Việt Nam - Khái quát chung
Ngoài một số hãng gạo do người Anh sở hữu làm buôn bán giữa miền nam Việt Nam và một số vùng khác ở Đông Nam Á, thì Việt Nam và nước Anh chưa có quan hệ thật sự đáng kể trước Thế kỷ 20. Thực ra trong suốt 45 năm của đầu thế kỷ 20, hai nước Việt - Anh vẫn chưa có nhiều tiếp xúc, việc người thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh đã từng sống thần bí ở Luân Đôn từ 1913 đến1919, rồi bị cảnh sát Anh bắt giam ở Hồng Kông năm 1931, có lẽ chỉ là những gì đáng nhắc đến về mối quan hệ giữa Việt Nam and Nước Anh lúc bấy giờ.
Nhưng đến lúc Thế chiến thứ hai (WW2) kết thúc, thì xung đột trong nước ở Việt Nam thì lại biến thành một sự kiện quốc tế. Điều đó có nghĩa là, với tư cách là một nước có vị trí quan trọng trên trường quốc tế, Anh đang dần dần dính tay vào vận mệnh của nước Đông Nam Á này.
Ở một số thời điểm nào đó, thí dụ như trong thời điểm ngay sau Thế chiến 2 và thời kỳ nguy cơ dân tị nạn sau khi Cộng Sản Việt Nam đại thắng năm 1975, chính phủ và quân đội Anh đã lần lượt hoặc chung nhau đóng vai trò khá tích cực trong nhiều vấn đề liên quan đến Việt Nam. Còn ở thời điểm khác, thí dụ như trong lúc cuộc chiến tranh Pháp kết thúc và lúc Mỹ tham chiến tại Việt Nam, thì Anh lại cương quyết cự tuyệt can thiệp vào cựu thuộc địa này của nước Pháp.
Tóm lại, những sự kiện xẩy ra ở Việt Nam có liên quan đến chính phủ và quân đội Anh mang tính chất lẫn lộn, có khen có chê, gồm những hành động tương đối hòa nhã lẫn những tình tiết có thể nói, vì chịu ảnh hưởng của tình hình chính trị thế giới lúc bấy giờ, chưa thật sự chiếu cố đến lợi ích của nhân dân Việt Nam.
So với chính phủ Anh, với tình cảm đồng tình và ủng hộ đã từng dành cho Việt Nam trong cuộc chiến tranh chống Mỹ trước đây and trong thời kỳ nguy cơ người tị nạn sau này, nhân dân Anh đã dựng nên với nhân dân Việt Nam mối quan hệ lâu dài, thẳng thắn, và mật thiết. Vào thập niên 1960, quần chúng nước Anh biểu tình dữ dội chống chiến tranh Mỹ, rồi đến thập niên 1970 và thập niên 1980, nhân dân Anh lại tiếp đón và tạo điều kiện cho nhiều gia đình tị nạn đến định cư ở nước Anh.
Việc tướng Douglas Gracey của quân đội Anh tại Sài-gòn tìm đủ mọi cách để ngăn cản Việt Nam đánh chiếm thủ đô của miền Nam Việt Nam này là điều rất rõ ràng, nhưng vấn đề là ông ta làm vậy theo lệnh của thượng nghị sĩ Mountbatten, tổng chỉ huy thuộc bộ tư lệnh Đông Nam Á, hay ông hành động hoàn toàn theo ý của mình, thì không ai được biết. Cho đến nay các học giả chuyên đề dường như vẫn còn thảo luận về vấn đề này.
Tướng Douglas H. Gracey, tổng chỉ huy của Hội Đồng kiểm soát Liên Minh của Đông Dương hồi Pháp thuộc, đang làm việc tại văn phòng. Ảnh chụp ngày 3 tháng 12 năm 1945 (AP Photo).
Ngay sau khi Gracey đưa bộ đội Nê-pan và Ấn độ của ông đến Sài-gòn vào ngày 6 tháng 9 năm 1945, ông cho công khai tuyên bố là sẽ không thừa nhận sự tồn tại của Việt Minh. Quả thật, theo nguồn tin cho hay, khi đến sân bay Tân Sơn Nhứt, ông cứ sải bước đi qua trước mặt phái đoàn Việt Minh, làm như không còn ai có mặt tại đó.
Về sau, khi kể lại câu chuyện hôm đó, ông Gracey nói: “Tôi đến Việt Nam khi chiến tranh đã kết thúc và thấy người Pháp vừa trải qua một thời kỳ đầy lo lắng dưới bọn Nhật... Bọn Việt Minh ra sân bay đón tôi và nói: “Hoan nghênh”, rổi này rồi nọ. Tình hình lúc bấy giờ rất khó chịu, vì thế tôi tống cổ chúng nó luôn. Chúng nó rõ ràng là cộng sản”. (Springhall, 2005: P115)
Khi Việt Minh kêu gọi Sài-gòn tổng bãi công vào ngày 17 tháng 9, Gracey ứng xử với tình hình bằng cách áp đặt tình trạng thiết quân luật, đồng thời giải thả và cung cấp trang bị vũ khí cho tù binh người Nhật đang bị giam giữ. Vì tù binh người Nhật tức giận và có tâm lý báo thù vì nhà cửa và tài sản đã bị tịch thu, đang có ý trả thủ với một thủ đoạn tàn nhẫn, giết bất cứ ai mà chúng cho là đã từng làm cho chúng bị nhục. Ngoài ra, Gracey còn cho lính của ông trực tiếp tham gia vào cuộc chấn áp, bằng cách buộc cảnh sát vũ trang Việt Minh phải rút khỏi các tòa nhà trọng yếu ở Sài-gòn, để tạo điều kiện cho quân đội Pháp khai triển hoạt động.
Để ứng phó với tình hình đó, ngày 24 tháng 9, Việt Minh và một đám đông hỗn tạp có mang vũ khí đã tấn công đột ngột Cite Herault ở Bình Xuyên, một khu trụ sở ngoại ô thị xã có nhiều dân cư người châu Âu, giết chết 150 người Pháp và người mang dòng máu hỗn hợp, gồm cả đàn ông, đàn bà và trẻ em. Từ đó trở đi, xung đột giữa hai bên không ngừng và tiếp tục kéo dài nhiều năm ở Sài-gòn và các vùng lân cận. Chính vì sự kiện đó, ngày 24 tháng 9 đã được nhà sử học Stanley Karnow xác định là thời điểm cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhât bắt đầu.
Sau sự kiện thảm sát ở Cite Herault, lính Pháp và lính Ấn độ-Nêpan của Anh đã trực tiếp tham gia nhiều trận đánh hết sức khắc nghiệt ở thị xã Bình Xuyên. “Trong một trận đánh giáp mặt với 80 lính bô binh Ấn độ vào ngày 26 tháng 9 ở phía nam thị xã, 60 người Việt Nam bị thiệt mạng. Quân lính Anh được lệnh tha hồ nã pháo ngắn nòng, pháo đại bác 25 pao và bắn quét súng máy khi giáp trận với địch trên các đường phố.” (Newsinger, 2006: p200).
Trận đánh trở nên hết sức khốc liệt, đến nỗi quân Anh phải đưa ra một quyết định kỳ quặc là thả bọn tù binh Nhật mà họ giam giữ, rồi phái cho chúng vũ khí để chúng đánh lại Việt Minh. Trước đó Gracey đã chuyển giao cho tư lệnh quân Nhật nguyên soái bá tước ông Terauchi một thông điệp Tối Hậu Thư, rằng nếu binh lính Nhật không chịu giúp Anh trong việc duy trì trận tự ở Sài-gòn, thì chính ông sẽ bị bắt tội tội phạm chiến tranh. Sử ký chính thức của sư đoàn 20 lính Ấn độ có ghi lại như thế này: “Tất cả những gì bẩn thỉu được áp dụng để đánh và tước vũ khí của Việt Minh đều được giao cho lính Nhật bản đi thi hành”. (Springhall, 2005: p125)
Tháng 10 năm 1945, hàng loạt quân lính Pháp bắt đầu ào đến. Cho đến tháng mười hai, hết căng thẳng vốn có, tướng Gracey giao quyền phòng vệ Sài-gòn cho tướng Jacques Philippe Leclerc của Pháp. Đến tháng 3 năm 1946 thì phần đông bộ đội do Anh chỉ huy đã rời khỏi Việt Nam, chỉ trừ một số ít chuyên gia quân sự. Trong cuộc phiêu lưu đoản kỳ tại Việt Nam, phía quân Anh có 40 người bị thiệt mạng nhưng bắn chết 600 chiến sĩ Việt Minh.
Tuy chính sách chung của Công Đảng lúc bấy giờ là giữ trung lập trong cuộc chiến tranh giữa hai phía Việt Minh và Pháp, nhưng văn kiện lịch sử đã cho thấy là trên thực tế chính phủ Anh có ý giúp Pháp trở lại thuộc địa cũ ở Đông Dương.
Ông J.C. Sterndale-Bennett, trưởng ban Viễn Đông thuộc bộ Ngoại Giao, đã từng phát biểu ý kiến chứng thực những sự kiện kể trên. Để làm sáng tỏ chính sách của Anh tại Việt Nam cho cố vấn của thượng nghị sĩ Mountbatten, ông nói: “Ta muốn thấy Đông Dương được trả lại cho Pháp, không phải chỉ vì đó là một phần của chính sách chung để dựng nên một nước Pháp thân thiện với ta, mà thực ra chủ yếu là vì lợi ích làm ổn định cả khu vực viễn đông này” (Springhall, 2005: p129). Như vậy là nhiệm vụ của Anh đã đạt được mục tiêu đặt ra. Một sĩ quan cao cấp Pháp có lần đã nói với ông Mountbatten: “ Tướng Gracey của ngài đã cứu vớt người Pháp chúng tôi ở Đông Dương” (Newsinger, 2006: p201).
Thế nhưng, sự có mặt của hàng loạt sỹ quan cao cấp và binh lính Pháp tại Sài-gòn không có nghĩa là chiến tranh ở miền Nam sẽ chấm dứt ngay lập tức. Về mặt quân sự, Leclerc không thể bình định vùng nông thôn rộng lớn miền Nam nơi Việt Minh hoạt động. Binh lính ông bị du kích Việt Minh quấy rối mỗi khi xuất trận.
Còn những thủ đoạn chính trị mà Pháp áp dụng tại Nam Kỳ (vùng đất phía nam của Việt Nam mà Pháp gọi là ‘Cochin China’ ) thì chỉ làm cho tình hình ngày càng căng thẳng và ngày càng tích trữ những vấn đề cần được giải quyết sau này. Quả thật như vậy, thượng tướng hải quân Georges Thierry D’Argenlieu, thống đốc Đông Dương mới được ủy nhiệm, đã làm hư hại nguyện vọng tránh tị chiến tranh khi ông thành lập một hội đồng tư vấn cho ‘Cochin China’, nhằm mục tích kết hợp với ý tưởng giữ vùng lãnh thổ miền nam của nước này dưới quyền cai trị của Pháp.
Sau khi giúp Pháp tái dựng quyền lực ở Việt Nam khi Thế chiến thứ hai vừa kết thúc, Anh lại khoanh tay đứng nhìn trong khi quân Pháp tiến hành một cuộc chiến tranh khác kéo dài suốt 9 năm dòng chống lại cựu thuộc địa của chính mình. Năm 1954, khi quân Pháp đang lung lay chực đổ, Mỹ nêu ra một phương án hợp lực với Anh nhằm chung tay can thiệp vũ trang vào Việt Nam với mục đích cứu vớt quân Pháp. Nhưng đề nghị này bị gác lại vì ông Churchhill nhận xét rằng nước Anh không nên dính vào một hành động chung phiêu lưu như thế này. Churchhill bẻ rằng không có lý do gì mà nước Anh phải đem sinh mệnh của người Anh trước nguy hiểm chỉ vì để giữ Việt Nam dưới đế quốc thực dân Pháp, trong khi đó trước đây Pháp đã không chịu ra quân giúp Anh giữ Ấn Độ dưới Liên Bang Anh.
Vì cả Anh và Mỹ đều không chịu can thiệp quân sự trực tiếp để giúp đỡ Pháp, năm 1954, nỗ lực của Pháp nhằm giữ lại chính quyền thuộc địa ở Việt Nam bị tan rã. Trong Hội Nghị Ge-ne-vơ về vấn đề chính thức chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam, Anh là một trong những quốc gia có vai chủ trì cuộc họp. Thế nhưng, Anh lại bị gạt ra bên lề bởi cuộc tranh cường giữa Mỹ và phe Cộng Sản. Như vậy, vai chính trong cuộc họp này thực ra chỉ gồm Mỹ, nước có ý dựng xây một miền của nước Việt Nam thành một xữ sở không theo cộng sản, và đồng minh của Việt Minh trong phe cộng sản là Nga và Trung Quốc, hai nước gây sức ép cho Việt Nam chấp nhận đất nước chia cắt.
Trong thời kỳ Mỹ thi hành chính sách đè ép lực lượng cộng sản ở Việt Nam bằng vũ lực (vào khoảng1965 đến 1969), lập trường của chính phủ Anh còn khá mâu thuẫn: một mặt không ngừng bày tỏ ý nguyện lập lại hòa bình qua đàm phán và kiến nghị Mỹ kiềm chế vũ lực, mặt khác thì không chịu xa lánh những hành động xâm phạm của Mỹ.
Lập trường này gây rất nhiều khó khăn cho chính phủ Công Đảng của ông Harold Wilson lúc bấy giờ, đặt chính phủ trước đầu sóng ngọn gió của những chỉ trích đến từ cả hai nhóm đối lập của bộ máy chính trị nhà nước: bên trái là nhóm trong quốc hội do ông Michael Foot đứng đầu, nhóm người này không bằng lòng vì Anh không chịu lên án triệt để hành động của Mỹ. Còn bên phải thì do ông Enoch Powell đại diện, một người không chịu im hơi kín tiếng trong việc phê bình thái độ khúm núm của chính phủ Anh đối với Mỹ.
Trên thực tế, trong khi quân đội nước ngoài còn đóng ở Việt Nam, thì cơ hội thông qua đàm phán để lập lại hòa bình hầu như không tồn tại, vì điều kiện tiên quyết mà Hồ Chí Minh đặt ra một cách cương quyết để đi vào đàm phán là quân lực nước ngoài -- chủ yếu là quân Mỹ, nhưng cũng có quân đội Hàn Quốc, Úc và Thái Lan -- phải rời khỏi lãnh thổ Việt Nam.
Như vậy, cuộc phiêu lưu chính trị của chính phủ Anh chẳng khác gì đi bộ trên dây thép, nghĩa là sẽ không thể nào đạt được mục đích mong muốn, vì nó không phải là nhằm chấm dứt chiến tranh một cách nhanh chóng, mà chủ yếu là nhằm xoa dịu những cảm xúc bất bình của phong trào phản chiến đang lan tràn khắp nước, đồng thời làm bình thản sức ép của Mỹ về việc đòi Anh ủng hộ cho Mỹ cả tinh thần lẫn vật chất, để giúp nước này chống lại chủ nghĩa cộng sản.
Ngay từ khi Mỹ bắt đầu can thiệp vào chiến trường Việt Nam, những người cầm quyền Washingtơn đã có hy vọng là Anh sẽ cho quân sang giúp để ngăn chặn cái mà Mỹ cho là xu hướng Cộng Sản hóa toàn cầu đang nở dần ở đông bán cầu.
Vì lịch sử cận đại cho thấy là nước Anh có khả năng và luôn sẵn lòng đè bẹp lực lượng cộng sản ở Châu Á. Hơn nữa Anh đã giành thắng lợi đáng kể trong cuộc xung đột với du kích cộng sản có căn cứ địa ở rừng sâu Mã Lai trong thập niên 1950, bên cạnh đó Anh còn giữ lại một lực lượng quân sự khá lớn tại Malaysia và Singapo. Nhưng có lẽ quan trọng hơn hết, là Hồng Kông, thuộc địa của Anh, sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp nếu Việt Nam bị rơi vào tay cộng sản.
Song, những gì đã mong đợi ở Anh không bao giờ xuất hiện. Trước năm 1966, mặc dù nằm ở vị trí không ổn định nếu có cuộc bầu cử, chính phủ Công Đảng thuộc phái thiểu số đã thành công trong việc ngăn cản mọi phương tiện can thiệp vào Việt Nam. Cùng năm, khi phía chính phủ giành thêm được một số ghế có lợi thế cho mình trong quốc hội, thì lý lẽ phản đối nước Anh can thiệp vào Việt Nam lại thay đổi. Dân chúng Anh bắt đầu cân nhắc những lợi hại đối lập giữa hai vai trò của Anh: vừa là một nước đóng vai trong việc chủ trì Hội Nghị Ge-ne-vơ, nhưng vừa lại là một quân lực hoặc có thể tham chiến tại Việt Nam.
Trên thực tế, nguyên nhân mà Anh tỏ thái độ dè dặt trong vấn đề này hết sức đơn giản: vì tuyệt đại đa số dân chúng Anh phản đối hành động can thiệp vào Việt Nam. Tuy vì hồi đó chưa có những cuộc khảo sát và trưng cầu dân ý thường xuyên, một biện pháp hết sức quan trọng trong việc thăm dò dân ý như được áp dụng ngày nay, nên tinh thần phản chiến của nhân dân Anh lúc bấy giờ sục sôi đến mức độ nào thì thật khó mà xác định. Nhưng dù sao đi nữa, sự dai dẳng của những cuộc biểu tình chống chiến tranh Việt Nam, với dân chúng tham gia gồm những người đến từ mọi tầng lớp xã hội, hầu như đã chứng tỏ là phong trào phản chiến hồi đó hết sức mạnh mẽ và rộng rãi.
Sự bất mãn của dân chúng Anh đối với hành động của Mỹ tại Việt Nam đã trở nên khá rõ rệt thậm chí trước1965, năm mà thủy quân lục chiến Mỹ đổ bộ vào nước này. Tháng 4 năm 1964, cuộc biểu tình nổi bật lần đầu tiên xẩy ra trước cổng Đại Sứ Quán Mỹ tại Luân Đôn, rồi đến tháng 7 cùng năm, nhiều nhân vật công chúng nổi tiếng, trong đó có nhà triết học Bertrand Russell, đã biên thư cho biên tập viên của tờ báo Times để bày tỏ những cảm giác ghê tởm của mình đối với “những tội ác chống nhân loại mà đã làm ô nhục danh nghĩa Nước Anh” của chính phủ Anh ở Việt Nam.
(Dân chúng biểu tình ở Luân Đôn đòi chính phủ Mỹ chấm dứt chiến tranh Việt Nam (AP photos))
Như có thể hiểu được, qui mô của những cuộc biểu tình phản chiến san sát chiến sự đang diễn ra ở ngoài mặt trận, đặc biệt là với sự leo thang quân sự của Mỹ. Sau 1965, cả số lượt lẫn qui mô của cuộc biểu tình phản chiến đều tăng lên nhanh chóng. Cho đến 1968, đã có hơn 10,000 người tham gia biểu tình trước cổng Đại sứ quán Mỹ ở quảng trường Grosvenor.
Ngoài những cuộc biển tình qui mô lớn có náo động như thường thấy trong phim khi người ta đương đầu với cảnh sát, trong đó có những nét mặt thất vọng của dân chúng đối với nhân vật công chúng có tên tuổi, suốt thời kỳ chiến tranh Việt Nam, đây đó còn có rất nhiều cuộc mít tinh phản chiến qui mô nhỏ mang tính chất tượng trưng. Trong hàng loạt những cuộc mít tinh ấy, đã có lần quốc kỳ Mỹ treo trước tu viện Westminster bị người biểu tình lôi xuống đất và một lần khác thì sân khấu của cả sáu nhà hát ở Luân Đôn cùng một lúc bị người biểu tình chiếm lĩnh khi biển diễn đang tiến hành; rồi một lần khác nữa là khi thủ tướng đương thời Harold Wilson bị đám người đứng ở hành lang trong tòa quốc hội quát tháo, nhưng có lẽ ngộ nghĩnh hơn hết, là ngài Robert Menzies, thượng nghị sĩ Warden của Dover port, bị hai thiếu niên tầm mười mấy tuổi vỉ vả với “những lời nói láo xược”, khi ông đang có mặt tại lễ nhiệm chức của mình.
Tuy những giai thoại nêu trên chưa đủ để đi đến kết luận chắc chắn, nhưng phải công nhận là với phong trào phản chiến tràn lan sâu rộng đến mức như thế này, chứng tỏ rất nhiều người không hài lòng về việc chính phủ Anh ủng hộ Mỹ trong vấn đề Việt Nam. Giả dụ lúc bấy giờ chính phủ Anh chấp thuận yêu cầu của Mỹ mà cho quân đi chinh chiến ở Việt Nam, thì có thể dự đoán rằng, phong trào phản chiến ấy sẽ càng nên dữ dội, và như vậy sẽ có thể gây tai nạn cho chính phủ Công Đảng trong việc giành phiếu cử tri để nắm giữ chính quyền.