Lịch sử người tị nạn Việt Nam tại nước Anh

Cuộc chuyên chở trẻ em mồ côi bằng máy bay

Trong những năm ngay sau khi chiến tranh Việt Nam vừa được kết thúc, dân chúng nước Anh hết sức lo lắng về việc hàng chục nghìn người Việt Nam phải rời bỏ đất nước ra đi. Vì thế, năm 1975 chính phủ Anh đồng ý mở rộng chương trình ngoại viện cho Việt Nam đến trên một triệu Bảng Anh (thực ra Anh đã viện trợ cho Việt Nam trong suốt thời chiến).

Số tiền này chỉ dành cho những tổ chức có tiềm năng khai triển công tác ở cả hai miền Nam Bắc Việt Nam (hai miền thống nhất vào năm 1976). Như vậy có nghĩa là, khoản tài trợ này chủ yếu được phân phát qua một số tổ chức đa quốc gia như Hội Chữ Thập Đỏ và Unicef (Quỹ nhi đồng Liên Hiệp Quốc).

Thế nhưng những nỗ lực giành để giúp đỡ trẻ em Việt Nam cũng vẫn gây ra một số tranh luận nào đó. Tháng 4 năm 1975, ông David English, biên tập viên của tờ Daily Mail (Báo Bưu Chính Hàng Ngày), với sự giúp đỡ của Chương trình Những Trẻ Em Mồ Côi Việt Nam (PVO), một tổ chức Cơ đốc giáo, quyết định dùng máy bay chuyên chở 99 em từ trong mấy trại mồ côi Sài-gòn ra khỏi Việt Nam. Tình hình cuộc chuyên chở này hết sức hỗn loạn: nhiều đứa trẻ chưa được chăm sóc thường xuyên với thuốc men cần thiết cho bệnh tình vốn đã yếu mệt, phần đông các em không có chứng minh thư, thậm chí không có giấy tờ chứng minh cho trẻ em mồ côi.

Mặc dù cuối cùng toàn bộ các em “mồ côi” được sống sót đều được phép ở lại nước Anh (sau vụ án thẩm phán do Ockenden Venture của Anh kiện tụng), ba đứa bé đã bị tử vong vì suy dinh dưỡng trong quá trình “cứu vớt” và theo tin được đưa trên tờ New Statesman (Chính Trị Gia Mới) sau này, thì như lúc đầu đã nghi, nhiều đứa trẻ thực ra không phải là mồ côi.

Tuy thực tế nước Anh đã tiếp nhận một số ít người tị nạn từ miền Nam Việt Nam sang định cư từ trong thập niên 1970 (thí dụ 900 người vào 1975), ý thức của dân chúng Anh là vẫn coi “Người tị nạn Việt Nam” và “Thuyền nhân” là hai từ đồng nghĩa, mà những người này chính là số người tị nạn được Anh tiếp nhận từ Việt Nam sang để định cư vào năm sau cùng của thập niên đó.

Sau đại thắng của quân đội miền Bắc rồi hai miền thống nhất, chính sách đối nội của chính quyền cộng sản đã làm cho nhiều người Việt Nam phải trốn ra nước ngoài. Họ đi bằng những con thuyền đánh cá nhỏ, lắm khi cũ kỹ và chật chội.

ì một số khá đông những “thuyền nhân” (tên gọi mà đa số sách báo Phương Tây sử dụng) là người Hoa, rất nhiều người đã nhổ neo cho thuyền chạy về hướng mấy nước Châu Á có cộng đồng người Hoa sinh sống, thí dụ như Singapo, đặc biệt là Hồng Kông.

Hàng chục nghìn người tị nạn cặp bến các đảo Hồng Kông được sắp xếp ăn ở tại những trại thô sơ. Chỉ riêng việc ứng phó với số người khổng lồ như thế này đã gây nhiều khó khăn cho chính phủ Hồng Kông, đồng thời làm cho chính phủ Anh nhức đầu phần nào.

Cho đến năm 1979 tình hình đã đi đến cực điểm: số thuyền nhân ở các trại trên hòn đảo chật chội nhất của Hồng Kông đã lên đến 32,000 người, tình trạng nhiều chỗ hết sức thậm tệ, và quan trọng hơn hết, là lúc bấy giờ vẫn còn người tị nạn Việt Nam tiếp tục vào bến. Lúc đầu, nước Anh chỉ đồng ý tiếp nhận 1,500 người tị nạn được cứu trên biển, sau lại lấy thêm 1,400 người.

Nhưng vì số người ở các trại ngày một tăng lên và với tư cách là nước chịu trách nhiệm cai quản Hồng Kông, và dưới sức ép cộng đồng quốc tế, chính phủ Anh buộc phải tìm cách xử trí nguy cơ thuyền nhân đang xẩy ra trước mắt.

Như vậy, tháng 7 năm 1979, tại hội nghị họp tại Ge-ne-vơ bàn về vấn đề ứng phó với nguy cơ ấy, chính phủ Anh đồng ý tiếp nhận thêm10,000 người lấy từ các trại tị nạn Hồng Kông.

M Thatcher

Một số người tị nạn Việt Nam hoan hô Bà Thatcher như hoan hô một người đã giành đại thắng cho người Việt Nam về quyết định này. Song, văn kiện Phủ Thủ tướng được công khai gần đây cho thấy, Thatcher thực ra rất miễn cưỡng trong việc tiếp nhận “thuyền nhân” đến nước Anh định cư, một mặt vì sợ dân chúng Anh sẽ phản ứng tiêu cực một khi hàng loạt nhà ở công cộng được phân phối cho người nước ngoài vào ở, mặt khác là lo rằng những người di dân mới này, cũng giống như người Nam Á trước đây, sẽ không thể hòa nhập xã hội một cách hòa thuận. Thatcher cho rằng người tị nạn đến từ các nước như Ba-lan, Dim-ba-bu-ê và Hung-ga-ri thì thích hợp đến định cư nước Anh hơn, vì nhóm người này có khả năng thành công trong việc hòa nhập xã hội hơn.

Thatcher hết sức say mê trong việc tìm cách ngăn ngừa nạn nhân Việt Nam đổ về nước Anh, đến nỗi bà đã đề xuất một ý kiến là mua chung với nước Úc một hòn đảo Philipine để giành riêng cho “thuyền nhân” đến định cư. Nhưng ý kiến này bị Lee Kuan Yew của Singapore ngăn cản, vì ông ta e rằng đảo này hoặc sẽ trở thành một thành phố thương mại có khả năng cạnh tranh với nước ông.

Mặc dù rất e ngại, cuối cùng Thatcher cũng vẫn bị hai đồng nghiệp của bà là thượng nghị sĩ Carrington (bộ trưởng Bộ ngoại giao) và William Whitelaw (bộ trưởng Bộ nội vụ) thuyết phục và đồng ý tiếp nhận 10,000 người tị nạn. Về vẫn đề này, ông Whitelaw biện luận rằng: “Chúng ta cần phải có một chính sách rõ ràng về vấn đề bảo vệ nạn nhân đến từ một chính thể cộng sản chuyên chế tạn bạo”.

Tuy Thatcher thỏa hiệp trong việc tiếp nhận nạn nhân Việt Nam, nhưng bà vẫn giữ một lập trường cứng rắn đối với Việt Nam vì “thuyền nhân” vẫn còn tiếp tục ào ào ra đi. Năm 1979, bà tuyên bố chấm dứt tất cả viện trợ của Anh cho Việt Nam, trong đó gồm viện trợ lương thực với trị giá 4 triệu Bảng Anh.

Thatcher cho rằng chỉ có chính phủ Việt Nam mới có thể làm gì để tránh số người tị nạn đến Hồng Kông ào ào như lúc trước. Bởi vì không phải ai hết, chính Hà Nội đã theo đuổi chính sách nhằm xua đuổi những phần tử được cho là “không ai ưa thích” ra khỏi Việt Nam.

Lúc đầu chính phủ Anh có ý thương lượng với Hà Nội để đi đến việc hủy bỏ chính sách này, nhưng khi không thấy có tiến triển gì, Anh lại có ý thuyết phục Liên Xô bàn với Việt Nam để đạt được mục đích ấy, vì Liên Xô có khả năng gây ảnh hưởng cho Việt Nam. Nhưng sau khi sách lược này cũng chẳng mang đến kết quả gỉ, Thủ tướng Anh bèn ra mặt công khai lên án mạnh mẽ Việt Nam và Liên Xô, chỉ trích hai chính phủ này đã gây nên nguy cơ nạn nhân.

Với tình hình lúc bấy giờ là hàng triệu người tị nạn Việt Nam trong nước phải dựa vào viện trợ nước ngoài mới sống nổi, quyết định kể trên của Thatcher gây nên rất nhiều dư luận, và dư luận càng thêm dữ dội khi chỉ vì lý do kinh tế mà thôi, bà đã không chịu hoãn lại công trình đóng cho chính phủ Việt Nam ba chiếc tàu buôn đang được thi công tại xưởng đóng tàu Anh. Tình hình trở nên càng thêm gay gắt đối với nhân dân Việt Nam, vì dưới sự ảnh hưởng của lợp trường của Thatcher, Cộng đồng Châu Âu đã tạm hoãn việc chuyên chở 100,000 tấn lương thực cho Việt Nam, trong đó gồm 15,000 tấn sữa không kem cho trẻ em.

Sau khi đón nhận người tị nạn đến định cư, chính phủ Anh phải tìm cho họ nhà ở, và theo tư tưởng chỉ đạo của chính phủ Đảng Bảo thủ hồi bấy giờ, công việc này nên thực hiện với sự can thiệp của chính phủ trung ương càng ít càng tốt.

Vì thế, phần lớn trách nhiệm chính của việc sắp xếp nhà ở cho người tái định cư là do một số tổ chức từ thiện có qui mô nhỏ đảm nhiệm. Đây cũng là lý do tại sao nhiều nhân viên tình nguyện giúp đỡ người định cư về sau đã bị mắc bệnh “mệt mỏi vì quá thương tình”, một bệnh tình hoặc có thể tả như là sự mệt nhọc tột độ có thể ảnh hưởng đến cơ thể lẫn tinh thần của con người.

Trong khi những công việc hạ tầng của chương trình tái định cư người tị nạn chủ yếu là do nhân viên tình nguyện thực hiện, phương hướng chung của chương trình vẫn là do Bộ nội vụ nắm giữ. Việc tiếp nhận 10,000 người tị nạn từ một nước Đông Nam Á đến định cư vốn là một quyết định gây nhiều tranh luận, vì thế Bộ nội vụ đã khởi thảo một loạt hướng dẫn dành riêng cho chương trình tái định cư này, mục đích là nhằm để làm nguội lạnh những phản ứng hoặc có thể xẩy ra trong bầu cử, đặc biệt là để tránh kích thích dân ý mà lúc bấy giờ đang có xu hướng ngả về phía có lợi cho Mặt Trận Quốc Gia.

Chính vì lý do như thế này, chính phủ Anh ra chỉ thị không nên để cho một địa phương nào đơn độc đón nhận quá nhiều người tị nạn (4 đến 10 gia đình trong một quận là vừa), và đồng thời tất cả người tị nạn đến Anh đều phải lưu trú ở trại một thời không quá 3 tháng, để học lấy một số kỹ năng cơ bản để có thể “sẵn sàng đi xin việc làm”. Chính phủ Anh hy vọng rằng, biện pháp này hoặc có thể làm cho người tị nạn khỏi phải nương tựa quá nhiều vào trợ cấp nhà nước sau khi rời trại bước vào xã hội.

Tình hình thực tế của chương trình tái định cư thực ra hết sức phức tạp, chứ không đẹp mắt và đơn giản như kế hoạch mà Bộ nội vụ đã đặt ra trước đây. Chính phủ trung ương không có thực quyền thi hành việc phân tán người tị nạn, bởi vì chính quyền địa phương các nơi đã được ủy quyền tìm lấy nhà cửa cần thiết cho họ. Như vậy thì cứ chỗ nào có nhà thì chỗ đó sẽ đón người đến định cư, kết quả là đại đa số gia đình được cho vào ở những thành phố lớn, nơi vốn đã có rất nhiều di dân từ các nước Liên Bang Anh đến sinh sống.

Dù sao đi nữa, thì phương án phân tán này cũng vẫn chưa làm được gì khác so với kết cục của sự phân bố nhân khẩu của cộng đồng người Việt Nam ở nước Anh, vì không bao lâu về sau, thì những gia đình trước đó đã đi định cư ở các tỉnh lẻ, đều dồn hết về các thành phố lớn. Ngày nay, 60% người tị nạn Việt Nam đến định cư ở Anh cư trú ở Luân Đôn.

Như vậy những “Trại Hoan nghênh” không đạt được mục tiêu mà nhà chức trách đã đặt ra. Tuy phải thừa nhận là nhiệm vụ các trại được giao hầu như quá nặng nề (đặc biệt là nếu so với nguồn nguyên liệu ít oi mà các trại được quyền phân phối), nhưng nhìn chung không trại nào hoàn thành được chỉ tiêu kế hoạch: 7% người tị nạn vẫn phải lưu trú tại trại hơn một năm sau khi đặt chân đến nước Anh. Hơn nữa, tỉ lệ thất nghiệp trong cộng đồng người Việt Nam mới nảy sinh này còn cao hơn con số trung bình toàn quốc. Quả thế, vào thập niên 1980 chỉ có 16% người thuộc tuổi lao động tìm được việc làm, mà đa số những người này làm việc trong những ngành nghề không cần kỹ năng hoặc chỉ cần kỹ năng khá cơ bản.

Người tị nạn Việt Nam đến sinh sống ở nước Anh gặp phải rất nhiều khó khăn, trong đó gồm sự bế tắc vì nước Anh không có một cộng đồng người Việt vốn đã làm ăn sinh sống tại xứ sở này. Một số khá đông người tị nạn đến từ miền Bắc Việt Nam mà trước đây chưa được tiếp xúc với lối sống Phương Tây. Hơn nữa, trong số đồng bào đến từ miền Bắc, một số rất đông xuất thân từ những vùng nông thôn nghèo khó và vì thế chưa được học hành để có được một trình độ đọc và viết được thậm chí ngôn ngữ của mình.

Chính vì thế họ không có kinh nghiệp khi đến với một nền kinh tế công nghiệp hiện đại, không có tay nghề sẵn trực tiếp có thể áp dụng được ở nước Anh hoặc phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động Anh ngay lập tức. Một điều nữa là, trong số những người này còn tồn tại sự khác nhau về thành phần dân tộc, tín ngưỡng, nguồn gốc xuất thân, v.v., mà trong khi đó họ lại đến đúng vào lúc nước Anh vùa rơi vào một tình trạng suy thoái kính tế với tỉ lệ thất nghiệp cao.

Vietnamese Boat People Marching To Present A Petition To The

Thuyền nhân Việt Nam biểu tình diễu hành đến số nhà 10, Phố Downing để trình Thủ tướng Anh một Kiến Nghi Thư, yêu cầu chính phủ Anh trục xuất Việt Nam ra khỏi Liên Hiệp Quốc vì Việt Nam vi phạm Tuyên Ngôn Nhân Quyền của cơ cấu này, đồng thời yêu cầu chính phủ Anh tuyệt giao với chính quyền Hà Nội (AP photos)

Trong số người tị nạn Việt Nam đến nước Anh định cư, những người chịu gian truân nhiều nhất là những ai đã buộc phải ở lâu năm các trại Hồng Kông mang tiếng xấu bạo lực. Nhiều người bị kẹt ở những trại đó hơn 3 năm, hàng ngày phải đương đầu với khó khăn đủ các hình thức, thí dụ như dính líu với ma túy, không tìm được việc làm. Tỉ lệ thất nghiệp ở những trại đó cao đến 92%.

Số người tị nạn đến nước Anh đợt đầu là 10,000 người, sau đó một số người khác có thân nhân họ hàng định cư tại Anh lại được cho sang để đoàn tụ với gia đình. Nếu cộng thêm số người đến sau ấy, thì tổng số người tị nạn từ Việt Nam đến định cư tại Anh trong thời kỳ 1975 – 1988 là 22,577 người. Theo tin tức cho hay, con số này tiếp tục tăng lên trong những năm tiếp theo, mãi cho đến khi tổng số của người tị nạn tại Anh đạt 30,000 người.

Một số nạn nhân Việt Nam đời thứ nhất đã đạt được thành quả kinh tế đáng kể ở nước Anh, mở quán ăn, cửa hiệu và các loại công ty buôn bán tiểu qui mô đầy sức sống. Trong 30 năm qua, nhà hàng và mỹ viện móng tay Việt Nam mọc lên khắp các khu ở Luân Đôn, sử dụng nhiều nhà cửa doanh nghiệp từ các khu ở dân nghèo như Peckham Rye đến những nơi cực kỳ giàu sang như là Chelsea. Phố Mare và Đường Kingslan ở Hackney, miền Đông Luân Đôn, đã có tiếng vì nhiều nhà buôn Việt Nam tập trung tại đó, nhiều nhất là quán ăn.

Nhưng rất nhiều nạn nhân Việt Nam cho đến nay vẫn còn phải giãy giụa hết sức để hòa nhập xã hội và  tìm kiếm công ăn việc làm trên mảnh đất quê hương mới này. Nhiều người từ trước đến nay vẫn phải sống bằng trợ cấp phúc lợi, và phải dựa vào trung tâm cộng đồng người Việt, thí dụ như Hội Người Già Việt Nam tại Lambeth, để giúp cho việc phiên dịch thư từ, hóa đơn, hoặc lo liệu cho các dịch vụ cộng đồng và các loại hoạt động nâng cao thể sức.

Thế nhưng, mặc dù phải đương đầu với những thách thức trước và sau khi đặt chân lên nước Anh, các gia đình người Việt Nam nói chung đã giữ vững tinh thần đoàn kết, tiếp tục duy trì truyền thống Trung Hoa hoặc Việt Nam của họ, nuôi dưỡng một cách vững chắc mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các thành phần trong gia đình họ, đặc biệt là giữa phụ huynh và con cái thuộc thế hệ trẻ.

Vì suốt thời kỳ tuổi thanh xuân họ đã phải lao thân đương đầu với nhiều khó khăn để mà sống, nay nhiều phụ huynh người tị nạn chỉ có thể đặt hy vọng và ước mơ của mình trên vai con cháu họ. Có nghĩa là, đối với nhiều người thuộc nạn nhân đời thứ nhất, thành tựu của họ chính là những thành quả xuất sắc mà con cháu họ đã đạt được. Trong số những người tham gia hoạt động của Hội Người Già Việt Nam ở Lambeth, nhiều người từ trước đến nay vẫn thất nghiệp mà cũng không biết tiếng Anh, thế mà con cái họ lại là những đứa tốt nghiệp các trường đại học nổi tiếng, làm ăn sức hết thành đạt và đã trở nên cực kỳ giàu có.

Những động thái gần đây của người Việt Nam đến nước Anh

Ngày nay, cái điều mà bất cứ người Việt Nam nào rời nước đều lẽ tất nhiên được cấp cho thân phận người tị nạn thì không còn nữa. Trong khi những hoảng loạn (trong nước và ngoài nước) do cuộc chiến Cộng sản đại thắng 1975 gây ra đã lắng chìm từ lâu, và đồng thời khi đất nước đã hòa bình ổn định, xã hội đã có những dấu hiệu tiến bộ về quyền tự do, Việt Nam đã được thế giới đánh giá là một quốc gia mà nhân dân có thể làm ăn sinh sống khá an toàn.

Chính vì vậy, hiện nay công dân Việt Nam mà xin tị nạn thì được xem như là bằng chứng thiếu sức thuyết phục, đặc biệt là nếu so với những người đến từ các nước như Xy-ri, Nam Sudan, I-rắc, Áp-ga-ni-stăng, Xô-ma-li và Ru-an-da, đấy mới là những người đến từ các vùng hiện đang có tình trạng không yêu ổn nhất trên thế giới.

Nhưng trường hợp của người Việt gốc Khmer và người dân tộc Tây Nguyên thì không nằm trong phạm vi này, vì cả hai nhóm người này đều bị chính phủ Việt Nam hành hạ về mặt văn hóa, tôn giáo và kinh tế. Trong những năm gần đây, chính quyền Cộng sản đã đàn áp dữ dội các nhóm dân tộc thiểu số kể trên, làm cho một số người phải chạy nạn sang Campuchia hoặc Thái Lan. Nhưng chưa thấy một người tị nạn thuộc nhóm người này đã được sắp xếp đến định cư ở nước Anh.

Những ngày này, công dân Việt Nam lên đường đi Anh là những người thuộc dân tộc Việt (còn gọi là người Kinh) hoặc những người thuộc dân tộc Hoa đến với tư cách là du học sinh vào các trường đại học nổi tiếng, hoặc những kẻ đến để xin tị nạn. Lai lịch của những người di trú này cho thấy, tình trạng bất bình đẳng ở Việt Nam ngày càng trở nên nghiêm trọng: nó được phản ánh ở sự khác biệt giữa du học sinh đến từ một tầng lớp tân sinh cực kỳ giàu sang, và những kẻ xuất thân từ bối cảnh hết sức nghèo khó đến để xin tị nạn.

Trong số những người Việt Nam đến nước Anh gần đây, những kẻ bất hạnh nhất là nhóm người được đưa sang đây qua con đường bất hợp pháp, vì một khi đến nước Anh rồi thì họ lại phải đi làm thuê cuốc mướn lâu năm mà không được trả lương, thế mà còn phải trả lại khoảnnợ lớn cho bọn buôn người trái phép đã sắp xếp cho họ vượt biên. Người lớn và trẻ em đều vượt biên theo cách này, và xu hướng hiện nay là nhiều cậu bé Việt sang đây rồi lại buộc phải đi đánh thuê cho các gia đình chế biến mà túy, gần như là đi làm nô lệ ở nước Anh. Chỉ trong năm 2012 mà thôi, đã có 96 em người Việt bị chuyển giao cho cơ quan chính phủ phụ trách các vụ trở người vượt biên trái phép, mà chính con số này đã đặt Việt Nam đứng đầu các nước xuất khẩu trái phép những người rất có thể thuộc nạn nhân trẻ dưới 18 tuổi.