Chọn ngôn ngữ: View in English
Cuộc xung đột giữa Pháp và Việt Nam
Năm 939 sau Công nguyên, Việt Nam thoát khỏi Trung Quốc trở thành một nước độc lập mang quốc hiệu “Việt”. Nước Việt lúc bấy giờ chỉ gồm diện tích toàn bộ miền Bắc ngày nay. Sau khi thoát khỏi ách đô hộ của Trung Quốc chưa được bao lâu, thì người Việt lại bắt đầu biểu lộ lòng ham muốn chiếm hữu vùng đất phía nam, nơi còn là địa phận của một tiểu quốc tên là Champa mang đặc trưng của nền văn minh Ấn Ðộ. Năm 1471, sau một thời kỳ hoạt động tích tực dưới chủ trương bành trướng lãnh thổ, nướcViệt cuối cùng đã hoàn thành cuộc xâm chiếm của nước Champa này (tức miền Trung ngày nay).
Nhưng vẫn chưa hài lòng với những gì đã giành được, vào thập niên 1620, người Việt tìm cách khống chế vùng đất Khơ-me ở phía bắc sông Mê- kông. Cuộc nam tiến của người Việt làm cho người Khơ-me bị thiện hại nặng nề và đến1780, người Việt đã hoàn toàn nắm quyền ở vùng đất mà nay được gọi là miền Nam của đất nướcViệt Nam.
Nhưng đến thế kỷ 19 thì chính Việt Nam lại trở thành nạn nhân bởi chính sách xâm lược của Pháp, một đế quốc châu Âu đang tìm mọi cách mở mang thuộc địa ở Đông Nam Á. Sau khi đặt chân lên miền đất namViệt Nam vào thập niên 1860, Pháp dần dần củng cố chính quyền ở vùng đất này và đến năm 1883, người Pháp đã nắm được quyền cai quản của toàn cõi Việt Nam.
Việt Nam kháng chiến chống Pháp mãnh liệt cho đến Chiến tranh Thế giới thứ 2
Ngay từ khi đặt chân lên vùng đất miền nam vào thập niên 1860, Pháp bắt tay vào việc bành trướng lãnh thổ và đến 1883, đã khống chế được toàn bộ Việt Nam. Đến lúc Thế chiến thứ hai bùng nổi, thì nước Pháp đã cai trị Việt Nam gần 60 năm. Để tiện cho việc cai quản, Pháp chia Việt Nam thành ba kỳ: Tonkin (Bắc Kỳ), Annam (Trung Kỳ) và Cochin China (Nam Kỳ). Ba kỳ này cộng thêm Lào và Cam-pu-Chia thì tạo nên ba nước Đông Dương Pháp Thuộc.
Chính quyền thực dân Pháp mang cho Việt Nam nhiều hậu quả tiêu cực, nông dân Việt Nam bị bóc lột và cuộc sống của họ hết sức nghèo khổ, đồng thời làm cho nhiều người thuộc tầng lớp trí thức, giáo dục và quan lại dần dần mất lòng tin đối với văn hóa của dân tộc mình.
Trong khi đó, dưới chế độ thực dân, địa chủ và những người sở hữu ruộng đất nói chung, thì ngày càng trở nên có quyền lực và giàu có, chính vì thế số người này càng trở nên trung thành và ỷ lại với thế lực cầm quyền. Trong suốt thời kỳ Pháp thuộc, nhân dân Việt Nam liên tục nổi dậy đấu tranh chống lại chế độ thực dân, nhưng ít khi làm nổi những gì đáng kể trước vũ lực hùng mạnh của quân đội Pháp.
Thời kỳ nửa đầu thế kỷ 20, Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh đứng ra với tư cách là hai người yêu nước có tài năng lãnh đạo phong trào chống Pháp, nhưng cả hai đều chưa thể thu hút được lực lượng đáng kể, trừ một số ít người đến từ giai cấp trung lưu thành thị, tầng lớp xã hội mà từ đấy cả hai đều dồn sức kêu gọi.
Mãi cho đến Hồ Chí Minh xuất hiện, Việt Nam mới bắt đầu có một vị lãnh tụ có khả năng chỉ đường vạch lối cho một mặt trận chống Pháp tương đối đoàn kết. Hồ là một người yêu nước, đồng thời là một người theo chủ nghĩa Cộng Sản. Ông sinh năm 1890 tại một làng nhỏ miền trung, hồi bé mang tên Nguyễn Tất Thành. Phụ thân của Hồ là một người yêu nước tha thiết đã từng được triều đình bổ nhiệm chức vụ nhưng từ chức để biểu tình phản đối Pháp xâm chiếm Việt Nam.
Là một người yêu nước thực tiễn có tư tưởng chống thực dân, Hồ Chí Minh chủ trương giành độc lập cho Việt Nam, nhưng đến khi tổng thống Woodrow Wilson chính thức cự tuyệt thỉnh cầu của ông tại Hội Nghị Versailles, thì ông mới thấy cần phải dựa vào chủ nghĩa Cộng Sản mới có thể đạt được mục tiêu đó.
Thất vọng gay gắt vì tổng thống Mỹ không hề đồng tình với nguyệt vọng tự chủ tự quyền của nhân dân các nước thuộc địa, Hồ Chí Minh, lúc bấy giờ đã đổi tên thành Nguyễn Ái Quốc (Người yêu nước họ Nguyễn), bắt tay vào việc tìm tòi một lý thuyết chính trị có thể thực sự giải quyết vấn đề giành tự do cho các dân tộc bị nô lệ. Ông đọc văn chương Lê-nin và từ đó tìm ra một con đường đi theo chủ nghĩa Cộng Sản. Ông nói: “Chỉ có chủ nghĩa Xã hội và chủ nghĩa Cộng sản mới có thể giải phóng các dân tộc bị áp bức” (Young 1991: p13; Lawrence 2012: p17).
Tuy là một người xã giao tài tình, có tài năng tổ chức và diễn thuyết, nhưng sau một thời gian khá dài Hồ Chí Minh vẫn chưa thể làm ra gì đáng kể để gây khó dễ cho chính quyền thức dân Pháp tại Việt Nam. Mãi đến Thế chiến lần thứ hai, hàng loạt sự kiện xẩy ra đã liên tục gây thiện hại cho Pháp trên trường quốc tế, đồng thời tạo nên nhiều điều kiện thuận lợi cho những người Việt Nam yêu nước đang hoạt động.
Tie hy vọng xuất hiện đầu tiên là khi quân Pháp bị Đức đánh đòn, những trận thảm bại cấp tốc làm cho nước Pháp mất cả lòng tin lẫn danh dự. Năm 1940 quân Nhật xâm lược Việt Nam và đòi chính quyền thực dân Pháp chuyển giao một bộ phận quyền lực cai quan theo điều kiện do chúng đặt ra. Vì thế tình hình càng thêm có lợi cho Hồ.
Mặc dù chính quyền thực dân Pháp vẫn được giữ nguyên, nhưng rất rõ ràng là trên thực tế chính người Nhật đã nắm quyền chỉ huy từ phía sau sân trường. Với thực lực của Pháp ở Đông Dương đến lúc này đã hoàn toàn suy yếu, Hồ Chính Minh cuối cùng đã nhìn thấy một cơ hội để những người Việt Nam yêu nước nổi dậy giành lấy độc lập.
Năm 1941, trong thời kỳ ẩn náu trong hang động ở rừng Pác Bó thuộc khu Việt Bắc, Hồ Chí Minh thành lập Việt Minh, một liên minh gồm nhiều phe phái chống Pháp do những người Cộng Sản đứng đầu. Lúc đầu, quân du kích của Việt Minh còn thiếu kinh nghiệm chiến đấu, họ tổ chức nhiều trận tấn công nhưng đều thất bại. Nhưng đến năm 1944, Võ Nguyên Giáp, vị tướng tài tình của liên minh mới được thành lập này, đã có nhiều sáng kiến để nâng cao khả năng tác chiến của các đơn vị bộ đội. Lực lượng vũ trang Việt Minh trở lại chiến đấu với khí phách hùng mạnh hơn, và giành nhiều trận thắng đánh các cứ điểm Pháp khắp nơi trên địa bàn miền Bắc. Sau một loạt thắng trận lớn nhỏ như thế, sự ủng hộ dành cho Việt Minh ngày càng tăng lên, mãi đến khi Việt Minh giành được quyền khống chế quân sự trên nhiều vùng ở miền Bắc Việt Nam.
(Hồ Chí Minh, bên phải, trở thành chủ tịch nước của miền Bắc Việt Nam. Hồ chụp với ông Võ Nguyên Giáp, bộ trưởng Bộ nội vụ của chính phủ lâm thời của Hồ, trong thập niên 1950. Tướng Giáp tiếp tục chỉ huy lực lượng vũ trang miền Bắc Việt Nam đánh bại quân Pháp rồi quân Mỹ với cả quân lực miền Nam trong chiến dịch mùa xuân năm1975, làm sụp đổ chính quyền Sài-gòn (AP Photo).)
Trong khi đó, suốt thời kỳ Thế chiến lần thứ hai, Việt Minh đã cho thi hành một số chính sách tiến bộ để cải thiện dân sinh. Những chính sách này đã giúp họ giành thêm sự ủng hộ của dân chúng thuộc tầng lớp nghèo khổ và nông dân Việt Nam nói chung. Đến khi Thế chiến thứ hai kết thúc, Hồ Chí Minh và bộ đội của ông đã trở thành một lực lượng đáng kể có khả năng giáp chiến với quân lực của Pháp, lúc bấy giờ đang kiếm cớ trở lại Việt Nam. Chỉ có ở Sài-gòn thì Việt Minh mới cần phải tranh chấp giãy giụa giữa các phe phái để nắm quyền lãnh đạo trong liên minh chống dân thực Pháp.
Sau Thế chiến thứ 2, tuy còn nhức nhói thất bại trước sự tấn công cấp tốc của quân Đức trên chiến trường châu Âu và ở Việt Nam thì buộc phải hợp tác với quân Nhật, thực dân Pháp vẫn còn khăng khăng không chịu buông tay thả lỏng những nước thuộc địa mà họ đã chiếm hữu. Với Việt Nam, thì Pháp quyết ý là cho dù một ngày nào đó phải mất cả Bắc Kỳ lẫn Trung Kỳ, thì tối thiểu vẫn phải giành lại và giữ bằng được quyền cai trị ở Nam Kỳ, nơi họ cho là trọng yếu nhất trên toàn bộ bán đảo Đông Dương.
Nhưng trong khi đó, việc chính quyền thực dân Pháp bị cưỡng ép phải chuyển giao một phần quyền lực cho người Nhật ở Việt Nam, đã góp phần khích lệ dân chúng Việt Nam nổi dậy nắm lấy cơ hội để giành độc lập cho nước nhà.
Chính vì vậy, tuy vấn đề liên quan đến Bắc Kỳ và Trung Kỳ dường như đã được giải quyết qua thỏa thuận, hai bên Việt Minh và Pháp kình địch nhau về Nam Kỳ, vùng đất giàu có và màu mỡ nhất của nước Việt Nam. Nhưng người Việt Nam coi Nam Kỳ là một bộ phận không thể chia cắt của tổ quốc, họ không chịu khuất tùng trước sức ép của Pháp mà để cho chính quyền thực dân Pháp cai trị miền Nam.
Với nguyện vọng ngăn ngừa chiến tranh và đồng thời quyết tâm trước sau giành bằng được độc lập cho cả nước, Hồ Chí Minh ký điều khoản hoãn lại sự yêu cầu cho cả nước độc lập, đồng ý cho phép Pháp tiếp tục có mặt tại Việt Nam.
Nhưng những điều khoản đã ký chưa thể hòa hoãn tình hình đối lập ngày một căng thẳng giữa Việt Minh và một chính quyền thực dân có bộ máy quân sự và dân sự hỗ trợ. Năm 1946, vì tranh chấp về quyền thu thuế ở hải quan cảng Hải Phòng không đi đến kết quả hai bên đểu cho là hợp lý, sung đột xẩy ra giữa hai quân đội và trở nên ngày càng dữ dội, khói lửa chiến tranh lan trản khắp nơi mãi cho đến năm1954.
Một binh sĩ thuộc quân đội Liên Bang Đông Dương đeo trên lưng một cái đài radio. Chuẩn úy Poncelet of Ecouviez của Pháp, làm hiệu cho một sĩ quan của một đơn vị bộ binh Pháp, trong trận chiến đấu xẩy ra trên khu vực do Việt Minh chiếm cứ, cách Sài-gòn khoảng 25 dặm về phía đông bắc, miền nam Việt Nam.