Chọn ngôn ngữ: View in English
Nguy cơ người tị nạn Việt Nam
Sau trận thắng năm 1975, chính quyền miền Bắc áp đặt chế độ cộng sản tại miền Nam, hoàn toàn không có ý nguyện chia xẻ quyền lực hay chưng cầu ý kiến công chúng về vấn đề này. Điều này có lẽ không có gì lạ vì những người lãnh đạo miền Bắc từ trước đến nay đã có quan điểm Tinh hoa chủ nghĩa, tin tưởng vào biện pháp cai trị từ trên xuống dưới và mô hình quốc hữu hóa tư bản chủ nghĩa của Stalin.
Tuy nhiên, điều làm cho một số người ở miền Nam ngạc nhiên hơn, là chẳng những những người lãnh đạo ở Hà Nội không chịu lắng nghe ý kiến của dân chúng miền Nam, họ cũng không muốn tham khảo ý kiến của đồng minh họ là Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng (NLF hay còn gọi là Việt Cộng), được thành lập lâu năm ở miền Nam và cũng do cộng sản đứng đầu.
Năm 1975, bộ đội chính qui miền Bắc đánh vào Sài-gòn, mặc dù chưa có sự tham gia của Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng (NLF). Trước đây, trong chiến dịch tổng tấn công 1968, NLF đã bị tiêu hao nặng nề. Đã giành được đại thắng với sức lực của mình, những người cầm quyền Hà nội nhận định là sẽ không cần nhân nhượng cho đồng minh cũ này nữa.
Tự tin đã nắm được toàn quyền trong mọi hành động, chính quyền Hà Nội cho thi hành chính sách kinh tế cộng sản khắc khổ, đồng thời trừng phạt những ai mà họ cho là không yêu nước hoặc có khả năng gây rắc rối cho chính quyền. Rất nhiều người miền Nam bị bỏ tù, nạn nhân trên hết của chính quyền mới là những người trước đây đã từng làm việc cho chế độ cũ hoặc có dính líu tới bộ máy quân sự của Mỹ.
Sau 1975, hơn một triệu người bị bắt vào các trại tái cải tạo. Đa số những người bị cưỡng bách cải tạo chỉ ở lại trại ba ngày để nghe giảng và học tập chính trị, nhưng còn khoảng 200,000 người thì bị giam mấy năm liền, và có khoảng 40,000 người bị giữ đến gần 12 năm.
Cuộc sống ở các trại cải tạo hết sức cực khổ, nhiều người bị đói và bị chết vì ốm đau hoặc tự tử. Một số tác giả chuyên môn nghiên cứu vấn đề Việt Nam cho rằng chính quyền mới chưa bao giờ hành hình với qui mô lớn, nhưng cũng có một số tác giả khác, thí dụ như Mark Atwood Lawrence, thì cho rằng hàng chục nghìn người bị tử hình.
Trong khi đó, Hà Nội còn theo đuổi chính sách di chuyển dân cư vào các Khu Kinh Tế (NEZ), một mặt nhằm khích lệ sản xuất lương thực, mặt khác để ép nài và trừng phạt những “phần tử hay gây phiền hà”, và dựng lên khu dân cư có tính chất hoãn hòa trong việc ứng phó với kẻ địch nếu có từ bên Campuchia. Nhóm người theo đạo, người Hoa và những kẻ thất nghiệp là những đối tượng bị chỉ định phải di cư vào các khu NEZs. Theo hài đàm do một người đã từng bị giam giữ kể lại, hình phạt áp dụng cho tù nhân trong NEZs không phải lúc nào cũng được qui định một cách rõ ràng:
“Có lần tôi hỏi cán bộ lúc nào thì tôi sẽ được thả, thì ông ta trả lời: ‘Lúc nào mày cải tạo tốt tư tưởng, thì mày sẽ được thả’. Nghe nói vậy tôi hỏi tiếp: ‘Thế làm thế nào tôi có thể biết được là tôi đã cải tạo tốt?’, thì ông ấy nói tiếp: ‘Điều này thì dễ. Lúc nào chúng tôi thả mày, thì lúc đó mày sẽ biết là mày đã cải tạo tốt’” (former NEZ inmate in: Robinson, 1998: 29).
Trừng phạt hay không, thì thời kỳ đó người Việt Nam vẫn chịu khổ đau đủ mọi hình thức do nhiều nguyên nhân khác gây ra, đặc biệt là ở miền Nam. Năm 1976 chính quyền cộng sản cho giảm giá trị tiền tệ lưu thông, làm xóa sạch tiền tiết kiệm mà dân chúng vốn có. Tình hình vốn đã rất khổ sở nhưng lại trở nên trầm trọng hơn khi Trung Quốc và Nga cắt đứt viện trợ cho Việt Nam, trong đó gồm viện trợ gạo, gây nên một nguy cơ lương thực trong toàn quốc.
Nghiêm trọng hơn hết, là xuất phát từ yêu cầu để ứng phó với nguy cơ trước mắt và để tuân theo tư tưởng chỉ đạo chính trị, Hà Nội đã toàn quyền khống chế ngành buôn bán gạo ở Đồng bằng Sông Mê Kông và đồng thời cho thì hành hợp tác hóa sản xuất nông nghiệp. Ngành công nghiệp và tài sản tư nhân cũng bị nhà chức trách sở hữu hóa sau khi Hà Nội áp đặt chính sách cộng sản đặc biệt khắc nghiệt. Những biến động này gây ảnh hưởng rất tiêu cực trong cộng đồng người Hoa ở Sài-gòn, vì trước đây chính họ là những người chủ quản về thương mại ở miền Nam, gồm cả việc mua bán gạo.
Rõ ràng kinh tế Việt Nam đang lâm vào cảnh rất gây go. Quốc hữu hóa tư bản chủ nghĩa không mang lại thành quả gì và dân chúng phải chịu đói. Song, nếu đổ hết lỗi cho chính quyền cộng sản về sự nghèo nàn của kinh tế Việt Nam sau cuộc chiến tranh Mỹ thì cũng chưa hoàn toàn hợp lý. Chiến tranh đã gây phá hoại to lớn cho cơ sở hạ tầng và ruộng đất trên đất nước Việt Nam, tạo nên nhiều khó khăn trong công cuộc phục hồi kinh tế.
Để làm cho tình hình tồi tệ hơn, với tư cách là kẻ chiến bại nhưng lại không chịu bồi thường thiện hại chiến tranh cho Việt Nam như đã hứa, những người cầm quyền Mỹ đã dẫn đầu trong việc cô lập Viêt Nam trên toàn cầu – nước thù địch trước đây mà họ cho là đến lúc này vẫn còn rất ngoan cố. Chính vì thế Việt Nam càng thêm khổ cực. Những biện pháp mà chính phủ Mỹ áp dụng để trừng phạt Việt Nam còn khắt khe hơn so với những gì đã từng được áp dụng khi trừng phạt Cuba, đồng thời Mỹ còn thuyết phục Ngân Hàng Thế Giới kìm lại viện trợ cho Việt Nam, một nước vốn đã bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Do vậy tất cả các loại viện trợ nhân đạo đều chấm dứt hoặc bị ngăn chặn.
Thủ tướng Anh Margaret Thatcher, với cách nhìn cộng sản thắng trận phải bị trừng phạt một cách nghiêm khắc, đã thuyết phục Cộng Đồng Kinh Tế Châu Âu đình chỉ việc vận chuyển sản phẩm sữa cho trẻ em Việt Nam. Thế mà trong khi đó, Việt Nam cần phải chi tiêu gấp bao nhiêu lần hơn tài nguyên mà nước này có, để đóng quân tại Campuchia.
Đối với rất nhiều người Việt và người Việt gốc Hoa, tình hình lúc bấy giờ không còn có thể chịu đựng nổi, đó là hậu quả của chính sách phân biệt đối xử, chế độ xã hội chủ nghĩa nghiêm khắc từ trên xuống dưới mà chính phủ áp đặt, và cuộc chiến tranh mới chống lại Campuchia và Trung Quốc. Từ 1975 cho đến thời kỳ đầu của thập niên 1990, hơn một triệu người Việt Nam đã chọn lấy con đường rời khỏi đất nước của mình bằng các phương tiện, mặc dù họ yêu quê hương tha thiết, yêu mảnh đất mà họ cho là có thể làm cho họ gần gũi với các bậc tổ tiên mà họ luôn luôn tôn thờ.
Người tị nạn tụ tập bên cạnh một chiếc tàu hải quân đậu ở Vũng Tàu, một thành phố ven biển gần Sài-gòn, vào ngày 9 tháng 4 năm 1975.(AP Photo/Kim Ki Sam)
Đợt đầu của những người chạy nạn gồm một số khá lớn những người đã từng di cư từ Bắc vào Nam trong thời kỳ 1954. Số người tị nạn đầu tiên này rời Việt Nam vào năm 1975, kỳ cuối của năm 1976 và năm 1977, trong số họ gồm nhiều người theo Cơ đốc giáo vốn đến từ miền Bắc, có quan hệ mật thiết với chính quyền miền Nam và dính líu với Mỹ trong thời chiến. Chính vì thế nước Mỹ là địa điểm mà đa số những người thuộc tầng lớp xã hội này chọn để đến định cư.
Như đã đề cập trên, cộng đồng người Hoa ở Sài-gòn bị thiệt hại nặng nề bởi những chính sách chống chủ nghĩa tư bản mà Hà Nội thi hành ở miền Nam. Năm 1978, nhiều người Hoa bắt đầu tìm cách đi khỏi Việt Nam bằng các loại thuyền đánh cá. Họ thuộc về nhóm người tị nạn thứ hai khá rõ rệt.
Nhóm người thứ ba là người Hoa miền Bắc. Người Hoa ở miền Bắc lúc bấy giờ cũng nhận định là họ không còn có thể ở lại Việt Nam làm ăn sinh sống như trước. Song, khác với những người Hoa chuyên nghề buôn bán ở Sài-gòn, phần lớn người Hoa miền Bắc xuất thân từ nông thôn và chỉ có tay nghề trung bình hoặc rất cơ bản. Họ không ăn dịp với chính phủ Việt Nam chủ yếu là vì quan hệ giữa Hà Nội và Trung Quốc đã xấu đi hoàn toàn, chứ không phải vì chính sách mà chính quyền cộng sản áp đặt.
Khi nỗi giận giữa hai nước láng giềng này ngày càng tăng, chính phủ Việt Nam càng thêm cảnh giác người Hoa, coi họ là thành phần đối kháng có khả năng thiên vị Trung Quốc chứ không phải Việt Nam. Năm 1978 hàng trăm nghìn người Hoa ùn ùn chạy sang Trung Quốc hoặc khởi hành đi Hồng Kông với thuyền đánh cá các loại.
Vào năm 1979 dòng người ào ạt ấy tăng tốc một cách đột ngột khi sự căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam đi đến điểm sôi sùng sục vì vấn đề Campuchia. Chế độ diệt chủng Khmer Đỏ của Campuchia do Trung Quốc hỗ trợ, giết hại người Việt làm ăn sinh sống ở Campuchia và mở cuộc đột kích giết người vào làng xóm dọc đường biên giới, chỉ vì những thù hằn đã ấp ủ từ lâu đối với Việt Nam.
Năm 1978, mặc dù đã bị chiến tranh phá hoại nặng nề, với mục đích bảo vệ dân thường của mình,Việt Nam phản kích rồi đóng quân tại Campuchia. Tháng hai năm 1979, tức giận vì Việt Nam đã thành công mau chóng trong việc lật đổ Khmer Đỏ, Trung Quốc cho quân tấn công các tỉnh phía bắc Việt Nam để “cho Hà Nội một bài học”. Sau một tháng chiếm đóng thủ phủ sáu tỉnh, và đồng thời tin rằng đối phương đã hiểu được ý đồ chiến lược của mình, Trung Quốc rút quân về nước.
Được biết một số người Việt gốc Hoa đã truyền tin tối mật cho tình báo viên Trung Quốc trong cuộc xung đột, cảm giác thù địch của chính quyền Hà Nội đối với số người Hoa còn lại đi tới một đỉnh cao mới. Từ đó trở đi, người Hoa ở miền Bắc bị khinh miệt và bị đối đái theo tình hình, nhiều người bị buộc phải chọn một trong hai con đường này: một là đi khu kinh tế ở vùng sâu vùng xa, hai là đi rời khỏi Việt Nam.
Trần Huy Hòa, một người đàn ông sinh ra ở Việt Nam, kể lại câu chuyện về những gì đã xây ra khi chính phủ Việt Nam xiết dần cái ốc xoáy đối với người Hoa còn lại ở miền Bắc:
“Việc này bắt đầu từ chỗ làm việc. Một số người Hoa bị sa thải hoặc bị buộc phải làm những công việc hèn hạ. Ở Hải Phòng, trước đây người Việt hay gọi chúng tôi là bạn hoặc đồng chí. Nhưng vì sau thì người ta bắt đầu nói xấu chúng tôi. Tôi chán với cái đấy thật. Có hôm, có mấy thằng đến rồi chúng nó đổ cả một đống rác với lại một đống cát ngay cái ngõ trước cửa nhà tôi, rồi một trong những thằng nói: ‘Nó đi đấy. Nó sẽ đi rồi tao sẽ vào ở nhà nó’. Tuy người ta không xua đuổi mình nhưng người ta làm đủ thứ để làm cho mình không thể nào có thể ở lại được.” (Robinson, 1998: 30).
Về sau Trần Huy Hoa phải đưa cả gia đình đi bộ sang Trung Quốc. Còn một người Hoa khác thì nói: “Mấy thằng cán bộ nói với chúng tôi là chúng tôi phải chọn một trong hai con đường: một là ở lại Việt Nam nhưng phải di cư lên rừng núi, hai là đi nước ngoài. Chúng tôi không phải bị nó xua đuổi. Chúng tôi coi đó như là một vụ dồn người ra nước ngoài một cách khéo léo” (Robinson, 1998: 40)
Cuối cùng, dân thường người Việt ở miền Nam cũng đi theo dòng người ra nước ngoài này. Đa số người Việt đi vì nguyên nhân kinh tế, một số người đi vì không tìm được công ăn việc làm vì trước đây họ đã từng phục vụ hoặc làm gì cho bộ máy thống trị do Mỹ phụ trợ, còn một số khác thì đi chỉ vì cuộc sống trở nên quá cực khổ, hoặc vì sợ bị bắt đi nghĩa vụ quân sự rồi sang chiến đấu bên Campuchia, hoặc sợ không chịu nổi chính sách cộng sản quá khắc khổ đó.
Đến giữa năm 1979, hơn 700,000 người đã rời khỏi Việt Nam, hoặc đã định cự hoặc đang tạm trú tại một nơi nào đó an toàn ngoài lãnh thổ Việt Nam, trong số đó gồm 130,000 người Việt được di tản đi Mỹ vào tháng 4 năm 1975, 235,000 người dọc các đường hướng bắc để đi sang Trung Quốc, 277,000 người đi đường biển bằng tàu thuyền các loại từ giữa 1975, và 21,000 người chạy sang Thái Lan bằng đường bộ. Trong số những người kể trên, gần 200,000 người được tạm trú ở các trại tị nạn nằm ở các nơi trong khu vực xung quanh Việt Nam.
Hành trình những người tị nạn đi ra nước ngoài bằng tàu thuyền hết sức nguy hiểm, nhiều lúc chỉ được phép rời bến hoặc thậm chí được sắp xếp cho khởi hành sau khi đút túi cho công an một khoản tiền lớn. Có bao nhiêu người bị chết trên vùng biển quốc tế thì không được rõ, vì con số ước lượng mỗi chỗ khác nhau. Nhưng theo một số nguồn tin thì khoảng 10% đến 15% người đi theo đường biển bị thiệt mạng. Nhiều người bị chết đuối hoặc chết vì bị mắc bệnh, nhưng cũng có rất nhiều người chết vì những hành động nhẫn tâm và tàn bạo của người khác, đặc biệt là của kẻ cướp biển Thái Lan.
Trong đó có một số trường hợp, thì dân chài Thái Lan lên thuyền lấy trộm hết tất cả những gì đáng tiền rồi mới sửa hộ tàu thuyền cho người tị nạn đi tiếp. Còn trong một vài trường hợp khác, thì những người đánh cá Thái mở cuộc tập kích tấn công “thuyền nhân” Việt Nam một cách tàn nhẫn và man rợ.
Một người tên là Nhật Tiến kể lại câu chuyện thuyền ông bị dân chài Thái Lan tập kích nhiều lần trên biển. Sau khi động cơ bị chết máy, chiếc thuyền của ông trôi dần vào Vịnh Thái Lan, rồi con thuyền bị lũ người của ba chiếc thuyền đánh cá Thái Lan lần lượt tập kích và cướp giật, mà lúc đó trên thuyền đang có nhiều sinh viên đến từ Trường Đại Học Sài-gòn. Chiếc thuyền đánh cá Thái sau cùng còn lôi thuyền của ông vào đảo Ko Kra của Thái Lan. Ông Tiến và đồng hành nằm nghỉ qua đêm trên bãi cát và đây cũng là giấc ngủ đầu tiên từ ngày thuyền ông rời Việt Nam, nhưng đến lúc dậy thì mọi người mới biết là một sự kiện khủng khiếp đang bắt đầu diễn ra trước mắt.
“Lúc chạng vạng, một lũ người chài lưới Thái tay cầm đèn pin đến ào ạt vây xung quanh bãi cát, chúng có cả súng AK và dao búa các loại. Chúng vét hết túi từng người một rồi lục tìm khắp chỗ, cuối cùng chọn lấy một số quần áo rồi bỏ đi. Không bao lâu, thì một lũ người khác lại ào đến. Bọn này cũng lục soát như bọn lúc nãy và cứ tiếp tục lục lạo như thế cho đến nửa đêm. Tất cả có ba lũ người lần lượt đến sục sạo như thế. Còn bọn đến sau cùng, sau khi lục soát xong, chúng lấy xe trở hết tất cả đàn ông vả trẻ con vào một cái hang, rồi cho người đứng gác bên ngoài. Thế còn phụ nữ thì bị chúng đưa đi một chỗ khác để hãm hiếp.... Thế mà bọn chúng tôi không làm được gì hết, chỉ có thể nghiến răng nuốt giận trước nòng súng của chúng. Thế mà chỉ có vậy thì hôm ấy mới chưa có ai bị giết. Mãi đến gần sáng hôm sau thì vụ đấy mới kết thúc (Robinson, 1998: 61).
Cơ quan UNHCR của Liên Hiệp Quốc bắt đầu theo dõi những vụ đánh áp thuyền nhân Việt Nam như thế này từ năm 1981 và theo cơ cấu đó, 77% tất cả các tàu thuyền từ Việt Nam tới Thái Lan trong năm đó bị đột kích, trong đó nhiều thuyền bị tập kích một lần trở lên. Theo con số được công bố, thì những vụ tập kích của thuyền chài Thái Lan, chỉ riêng năm ấy, đã làm cho 571 người tị nạn bị thiệt mạng, ngoài ra còn có 599 vụ hãm hiếp phụ nữ và 243 người bị bắt cóc.
Còn Malaysia thì áp đặt chính sách cưỡng bức thuyền tị nạn đi trên biển quay trở lại Việt Nam, nhưng cách làm này đã làm cho nhiều người tị nạn bị thiệt mạng. Một sự kiện có liên quan là khi một chiếc thuyền tị nạn mang tên MH-3012 bị Hải quân Malaysia đón đường ngoài khơi, tàu hải quân kéo thuyền ấy đi tiếp rồi khoảng 36 tiếng đồng hồ sau, tàu bỏ đi để cho chiếc MH-3012 tự đi theo hướng Malaysia. Nhưng trên thực tế chiếc tàu Malaysia biết rất rõ là lúc này chiếc MH-3012 đã chết máy và bơm nước lại bị hỏng.
Vì động cơ chết máy nên chiếc MH-3012 chỉ có thể trôi giạt ngoài khơi, mà trong thời gian suốt bốn ngày đêm đó có 10 người bị chết vì khứ nước. Sau đó một tàu hải quân Malaysia khác mang tên Renchong phát hiện chiếc MH-3012 rồi chạy gần lại, thấy vậy mọi người trên chiếc thuyền tị nạn cứ tưởng là đã nhìn thấy một tia hy vọng mới. Nhưng chưa được bao lâu thì hy vọng của mọi người biến mất, khi thủy thủ trên tàu Mã Lai này tuyên bố là họ sẽ kéo chiếc thuyền đi về hướng nam.
Nghe vậy đám người tị nạn trên thuyền rất tức giận và hoảng sợ. Hỗn loạn xẩy ra khi đám người chạy nạn chống đối lại, không chịu đi ngược chiều Malaysia. Để ép buộc người tị nạn phải tuân hành, hải quân Mã Lai nổ súng vào chiếc MH-3012, làm cho một người bị trúng đạn vào cánh tay. Bạo lựu buộc kẻ chạy nạn phải quy phục. Hồi hộp và có ý báo thù, hải quân Mã Lai cho kéo chiếc MH-3012 chạy theo hình chữ chi với tốc độ tuyệt cao, làm cho nước tràn vào thuyền rồi cuối cùng bị lật úp ngoài khơi.
Theo tin tức cho hay, thì trong vòng 30 phút tiếp đó, tàu Renchong chỉ lượn quanh đám người Việt Nam đang bị đuối dần, và thủy thủ trên tàu lấy máy ảnh ra cứ chụp, mặc kệ tai nạn diễn ra trước mắt. Đến lúc tàu Mã Lai bắt đầu cứu vớt người bị đuối trên biển, thì chỉ còn lại 124 người sống còn.
Tuy có thủy thủ lợi dụng thời cơ để bắt nạt người đi chạy nạn nếu gặp họ trên biển, nhưng cũng có thủy thủ thì cố tìm cách nào để giúp cho họ việc gì. Từ 1975 cho đến cuối năm 1978, tàu thuyền các loại đến từ 31 quốc gia đã cứu được tất cả 8,674 người trong số 186 chiếc thuyền tị nạn đi đường biển. Tuy nhiên từ đầu năm 1979 trở đi vì chính phủ một số nước cấm không cho thuyền nhân cứu vớt ngoài khơi vào cảng, số người cứu được vì thế đã ít đi phần nào, nhưng đến cuối năm năm đó, thì số người tị nạn được cứu trên biển lại tăng lên, khi 4,031 người trên 81 chiếc thuyền được phép lên bờ.
Sau cuộc hành trình gian khổ trên biển, những người chạy nạn còn phải ở lại các trại tị nạn rải rác đây đó ở Đông Nam Á để chờ lệnh đi định cự ở nước thứ ba. Không một nước Châu Á nào cho phép người tị nạn Việt Nam ở lại định cư vĩnh cửu. Như vậy có nghĩa là người chạy nạn thoát khỏi Việt Nam còn phải chờ đợi ở trại để đi định cư các nước Phương Tây.
Kho trở hàng của chiếc tàu Tung An thuộc Hồng Kông. Tàu trở người tị nạn Việt Nam và đang bị mắc cạn tại Philippines. Trên tàu vẫn nóng nực và chật chội, sau gần một tuần từ khi tàu lao vào Vịnh Manila ngày 2 tháng một năm 1979. Chính phủ Philippines cung cấp đồ ăn và thuốc men, nhưng không cho phép ‘thuyền nhân’ lên bờ. (AP Photo/AH)
Thế mà tình trạng ở trong các trại thì quá kém, có kình địch phe phái, hành động hung bạo và xúc phạm tình dục đủ các hình thức. Điều may là một số người không cần chờ đợi ở trại tị nạn quá lâu thì đã được đi định cư. Thế nhưng đa số người thì vẫn phải ở lại trại những mấy năm dòng mới được ra ngoài, mà trong thời gian đó cả tinh thần lẫn thể xác của họ đều bị tiêu hao dần.
Thí dụ trong số những người hiện nay đang định cư tại nước Anh, nhiều người vì trước đây phải sống ở các trại Hồng Kông một thời gian quá dài, nên khi đến quê hương mới này, đã gặp phải khá nhiều khó khăn trong việc hội nhập xã hội chủ lưu. Các loại bệnh như bệnh tâm thần, nghiện ma túy, tâm lý phạm tội v.v. đã tàn hại cuộc đời của bao nhiêu người trước đây đã từng ở lại trại tị nạn quá lâu năm.